Rechercher dans ce blog

vendredi 30 décembre 2016

selfie tự sướng


"Nhân nói chữ selfie, ở VN bây giờ người ta dùng chữ tự sướng cho selfie, các anh nghĩ sao?"
Selfie, ở "thời đại số mã" (1) thì ai mà chẳng nghe nói tới. Và trong những dân ồn ào nhất trên thế giới về chuyện này, có lẽ phải kể đến dân Tàu. Cứ xem hàng đàn hàng lũ du khách Trung quốc đến những thành phố lớn như Paris, Roma, New York..., lúc nào cũng lăng xăng đem máy điện thoại cầm tay (mobile phone, smartphone) cùng "gậy gộc" (2) ra "tự phách" (3) lia lịa thì đủ hiểu hiện tượng selfie nó lan tràn dữ dội như thế nào.

"Tự phách" 自拍 (tự chụp hình) là cách người Tàu dịch chữ "selfie". Người Pháp đã dịch rất hay nhiều từ ngữ điện toán & Internet từ tiếng Anh sang tiếng nói của họ; chẳng hạn, "computer" dịch thành "ordinateur", "software" dịch thành "logiciel", v.v. Nhưng họ vẫn giữ nguyên văn cho chữ "selfie".

Bởi cơn cớ nào, người Xã Hội Chủ Nghĩa, từ nhiều năm qua cứ răm rắp bưng "nguyên con" tiếng Tàu về thay tiếng Việt, lần này lại dịch cắc cớ "selfie" thành "tự sướng"???

Dịch "selfie" thành "tự sướng" có ít nhất hai điều không ổn.

Thứ nhất, selfie không hề mang nghĩa "sung sướng" gì cả.

Thứ hai, "tự sướng" đã dùng để dịch từ tiếng Hán "thủ dâm" (tiếng Anh "masturbation").

Ấy thế mà người ta mỗi ngày cứ nói sa sả trên cửa miệng và viết hà rầm đầy báo chí.

Gõ hai chữ "tự sướng" vào khung tìm kiếm Google: khoảng 664 000 kết quả (trong 0,51 giây đồng hồ); gần như 100% kết quả là dùng theo nghĩa "selfie".


Thật không hiểu nguyên do nào mà người ta lại dịch ra như vậy.

Hay cũng chỉ vì nô lệ thói cũ, từ hai chữ "thủ cơ" (4) của Tàu (dịch tiếng Anh: portable telephone, mobile phone), người Xã Hội Chủ Nghĩa lạng quạng với hai chữ "thủ dâm" (4), rồi dịch lẫn lộn thành "tự sướng" chăng?


Chú thích

(1) số mã thì đại 数码时代
(2) selfie stick
(3) tự phách 自拍
(4) thủ cơ 手機, thủ dâm 手淫.
















lundi 26 septembre 2016

người lấy phân, đọc lại một bài thơ của Tú Xương



Người lấy phân
Planche 34, Henri OGER, "Techniques du peuple Annamite",
Ed. 2009, Olivier Tessier & Philippe Le Failler.


Phường nhơ

Bấy lâu chơi với rặt phường nhơ,
Quen mắt ưa nhìn chả biết dơ.
Nào sọt, nào quang, nào bộ gắp,
Đứa bưng, đứa hót, đứa đang chờ.
Mình hôi mũi ngạt không kỳ quản,
Áo ấm cơm no vẫn nhởn nhơ.
Ngán nỗi hàng phường khi cúng tế,
Vẽ ông ôm đít để lên thờ!


Trần Tế Xương (1870-1907)

Bối cảnh lịch sử của bài thơ là nền thống trị của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam. Bài thơ mô tả cuộc sống cụ thể của một hạng dân bần cùng thời đó: những người lấy phân. Hệt như bức vẽ trong sách của Henri OGER:

"Nào sọt (để đựng phân), nào quang (gánh), nào bộ gắp (phân),"

Nhưng bức vẽ trong sách của Henri OGER chỉ ở trong trạng thái tĩnh. Câu thơ sau của Tú Xương là một bức tranh sống động (dessin animé):

"Đứa bưng (sọt), đứa hót (phân), đứa đang chờ (người ta ỉa xong và tới phiên mình hót cứt)."


Chẳng riêng gì Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương xứng danh là một Chúa thơ Nôm.

Đây là một bài thơ nhằm đả kích bọn người bẩn thỉu trong buổi giao thời hơn 100 năm về trước. Phường nhơ, hay những người lấy phân, ám chỉ Vũ Tuân đang cậy cục Hoàng Cao Khải để được bổ làm quan.

"Ngán nỗi hàng phường khi cúng tế,
"Vẽ ông ôm đít để lên thờ!"

"Ôm đít": nghĩa là "làm động tác đi đại tiện", hay là "xun xoe hầu hạ làm tay sai cho Tây".

Về hai câu kết này, nhà thơ thuật lại với bạn là Trần Tích Phiên rằng, khi đó ông nghĩ đến Hoàng Cao Khải, đang bắt dân thờ làm thành hoàng sống làng Thái Hà, Hà Nội. (1)

Đọc lại bài thơ không khỏi bàng hoàng.

Không cần đổi một chữ, bài thơ viết ra hơn một trăm năm trước, dưới nền thống trị của thực dân Pháp, về những bọn tay sai cho Tây giày xéo đất nước, bây giờ lại chỉ thẳng vào Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, với bầy khuyển mã đang rập rình dâng lên phương Bắc dải đất quê hương.


Chú thích

(1) https://vi.wikipedia.org/wiki/Tú_Xương








mercredi 21 septembre 2016

2017 giáo dục phổ thông môn tiếng Nga và tiếng Trung


Một bản tin ra ngày Chủ nhật, 18/9/2016 trên trang web vnexpress.net (1) vừa cho biết:

"Bộ Giáo dục xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung từ lớp 3 đến lớp 12 và sẽ thí điểm dạy như ngoại ngữ thứ nhất vào năm học tới."

Ngay hôm sau, cũng trên trang web này, người ta đọc bài biện minh (2) cho chính sách giáo dục mới như sau:

"Vì sao nên dạy tiếng Trung và tiếng Nga?
Trung Quốc có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, sử dụng được tiếng Trung là tiếp cận được với thị trường rộng lớn bao gồm Trung Quốc và cộng đồng người Hoa tại các nước Singapore, Malaysia…
(...)
Nước Nga với vị thế quân sự đứng thứ hai thế giới và nền kinh tế đứng thứ 9 thế giới, với những thành tựu to lớn trong khoa học kỹ thuật, với truyền thống hợp tác và mối quan hệ gắn bó lâu năm với Việt Nam, vậy có nên dạy tiếng Nga hay không?
"


Học hỏi, trong tinh thần tự do chọn lựa, để mở mang tiến bộ; biết tổ chức việc dạy dỗ cho hiệu quả; những cái đó khỏi phải nói chi nhiều.

Thế nhưng,

> trong bối cảnh tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và các quốc gia vùng biển Đông (trong đó có Việt Nam) từ nhiều năm nay;
> trước hiểm họa Bắc thuộc ngày càng rõ rệt (3);
> trước những diễn biến tranh đoạt quyền chính Nhà nước Việt Nam trong những năm tháng gần đây (thân Tàu, thân Nga, thân Mỹ) ...

Người dân rất ngờ cho sự chân thành của những chiêu bài (chương trình giáo dục) mới này.

Người ta cũng không quên rằng:

"Cùng lượt với sự thay đổi chế độ chính trị, hàng loạt những từ ngữ khuôn sáo vay mượn của người Trung Quốc đã xâm nhập vào trong tiếng nói người Việt. Đây là vài thí dụ trong những "từ mới vay mượn" này:  xử lý 處理, nhất trí 一致, hộ khẩu 戶口, xử trí 處置, chất lượng 質量, tập đoàn 集團, đăng ký 登記. Những từ này, trước 1975, người dân miền Nam "cũ" thường không biết tới, hay ít ra không hề dùng đến một cách máy móc tràn lan như bây giờ. Sự biến đổi này đâu phải tình cờ. Nó là hậu quả của một chính sách rập khuôn theo Trung Quốc ngày nay: 

a) chính trị độc tài xã hội chủ nghĩa, 
b) kinh tế thị trường trong vòng kiểm soát của Nhà nước." (4)

"Rõ ràng, đây là chủ trương đng hóa tiếng Việt theo tiếng Hoa. Nó mang ý đồ thâm độc của thực dân kiểu mới, dùng sức ép kinh tế không cần tới súng đạn, dùng ngôn ngữ văn hóa xâm nhập vào tận đầu óc người dân bị trị." (5)



Ghi chú

(1) http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/bo-giao-duc-thi-diem-day-tieng-nga-trung-quoc-3470109.html
(2) http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/vi-sao-nen-day-tieng-trung-va-tieng-nga-3470656.html?utm_source=detail&utm_medium=box_topic&utm_campaign=boxtracking
(3) Lá Thư của Hồng Thuý viết từ Hưng Yên về thảm hoạ Hán hoá Việt Tộc, PDF: http://tinyurl.com/hzh3rxy
(4) http://tieng-viet-dtk.blogspot.fr/2012/06/vi-sao-co-blog-nay.html
(5) http://tieng-viet-dtk.blogspot.fr/2012/06/ba-chieu-huong.html





vendredi 12 août 2016

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn


Văn Quang là một trong rất ít những nhà văn miền Nam cũ còn ở lại Sài Gòn sau biến cố 1975.

Tôi còn nhớ những cuốn tiểu thuyết tình yêu rất lãng mạn của ông viết trong bối cảnh chiến tranh thời đó. Thường thường, truyện của ông đăng theo lối feuilleton trên báo hằng ngày, trước khi in thành sách. Và bán rất chạy, nhất là trong giới nữ sinh. Không hiểu sao, tôi còn thuộc lòng bốn câu thơ sau đây, trong feuilleton "Chân trời tím", đăng trên nhật báo Chính Luận nếu nhớ không lầm:

Trời Nam Giao còn mưa không em,
Mây chiều nay còn ngưng bên thềm.
Heo may gió lạnh vào trong mắt,
Em ơi, chiều nay tôi nhớ em.

Từ nhiều năm nay, Văn Quang vẫn can đảm không ngừng lớn tiếng vạch ra bao nhiêu những điều thối nát tồi tệ của một chế độ tự xưng là Xã Hội Chủ Nghĩa. Chẳng hạn, trong bài viết mới dưới đây.

Xin để  ý những từ ngữ ghi trong ngoặc kép, để thấy ra những biến thái quái gở cũng như khuynh hướng đồng hóa tiếng Việt với tiếng Tàu Cộng Sản ngày nay.


Những chuyện khốn nạn ở nông thôn VN ngày nay


Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

http://viendongdaily.com/nhung -chuyen-khon-nan-o-nong-thon- vn-ngay-nay-n8ugK5Vi.html
Tôi không thể dùng từ ngữ nào khác ngoài hai chữ “khốn nạn” dù từ ngữ đó không được lịch sự nhưng đó là tiếng người dân thường dùng để chỉ những hành động bẩn thỉu, quá tàn nhẫn của những kẻ có quyền có thế dù ở giữa thành phố hay nông thôn. Nhưng khổ nỗi là người dân nông thôn thường không dám mở miệng kêu ca vì sợ bị trù dập không ngóc đầu lên nổi. Tố cáo “tiêu cực” tức khắc bị chính cái cơ quan tham nhũng đó đuổi việc. 
Những người nông dân phải sống trong những ngôi nhà tranh rách nát.
Cho nên người dân bị bịt mồm bịt miệng rất âm thầm chứ không bị bịt mồm khi đứng trước tòa án như cha Lý, ông bị bịt miệng lần thứ 6 khi ông hô to câu “Ô nhục, phiên tòa ô nhục.” Hình ảnh ấy được loan ra trên khắp thế giới ai cũng biết. Bọn cường hào ác bá ở nông thôn VN ngày nay khôn ranh quỷ quyệt hơn nhiều, bịt miệng dân mà không để lại dấu vết, không một ai ngờ tới. Rất nhiều sự việc đã xảy ra thường bị “chìm xuồng,” nhưng bàn tay không thể che nổi ánh sáng mặt trời, vẫn có những sự việc lọt ra ngoài khiến người dân phẫn nộ. 
Bức xúc và... bức xúc, có gì đáng ngạc nhiên đâu 
Sau khi Chủ tịch QH, ông Nguyễn Sinh Hùng “bức xúc” trước hàng ngàn loại phí trên thì các đại biểu, các vị bộ trưởng cũng “bức xúc” theo về sự bất cập trong việc thu phí, lệ phí hiện nay.
Trên báo Người Lao Động nhiều bạn đọc bày tỏ sự ngạc nhiên: 
“Ô hay, những bất cập này, những nỗi khổ này người dân đã thấy và đã chịu bao nhiêu năm nay rồi, có gì mà các vị lãnh đạo lại “ngỡ ngàng” thế. Bao nhiêu năm qua người dân than trời, kiến nghị hoài trong các cuộc tiếp xúc cử tri hằng năm đấy thôi chứ có mới mẻ gì đâu các vị có vẻ khó hiểu. Vấn đề khó hiểu nhất chính là nó phi lý, khốn khổ với người dân bao nhiêu năm qua nhưng chẳng thấy thay đổi.” 
Điều này cũng được chứng minh rõ qua trình bày của ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách: Sau khi QH cho ý kiến lần đầu về dự án này tại kỳ họp thứ 9 vừa qua, thường trực ủy ban này và Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đã phối hợp với các bộ, ngành địa phương rà soát, sắp xếp, bãi bỏ 5 khoản phí và 6 khoản lệ phí, chuyển 4 khoản phí sang giá và bổ sung 6 khoản phí khác. 
Với một “rừng” phí như thế, qua một kỳ họp QH mà chỉ bỏ vài loại phí, lệ phí trong khi bổ sung thêm 6 loại phí mới thì có gì là đổi mới? 
Không đủ ăn lấy gì đóng phí? 
Không cần nói thì ai cũng có thể hình dung cuộc sống của người dân ở vùng nông rất thiếu thốn. Một số lớn người dân còn nghèo, sống rất vất vả, thậm chí thiếu đói khi mùa giáp hạt. Hầu như họ chỉ đủ lo chạy ăn từng bữa mà không thể để dành khi thiếu đói, không lo nổi cho con cái ăn học đàng hoàng. Những loại phí “dài dằng dặc” kia thì rất “vô tư vẫn đều đặn có người đến thu đã và đang là gánh nặng đối với cuộc sống của họ. 
Cứ tưởng là “phí” thì mức thu không lớn lắm, nhưng với thu nhập ít ỏi, nếu đóng những khoản thu này thì có khả năng gia đình, con cái của họ phải mất đi nhiều bữa ăn, giấc ngủ càng trằn trọc hơn vì bao lo toan về cuộc sống. Chúng ta không quá khó để có thể nhìn thấy rất nhiều mái nhà xiêu vẹo, rách nát ở bất cứ vùng nông thôn nào. Nông dân còn nghèo lắm, từng đồng đối với họ là mồ hôi, nước mắt trải ra trên cánh đồng. Thu gì thì phải cân nhắc chứ không thể ồ ạt như thế.  
Ông Đặng Văn Dũng - Bí thư Đảng uỷ xã Vĩnh Thuận - thừa nhận đây là danh sách này là danh sách khống (toàn là tên cũa những quan ăn cắp tiền hỗ trợ của dân). 
Ví dụ về một trường hợp cụ thể, bạn đọc Thanh Hà, kể: “Vợ chồng chị tôi có 3 con. Cả nhà sống nhờ vào 3 sào ruộng và miếng vườn. Lúa làm ra không đủ cho gia đình ăn giáp hạt. Trồng rau quanh vườn cao lắm mỗi ngày thu hoạch được 20,000 đồng. Chồng thì làm thuê lúc được lúc không, rảnh rỗi thả câu kiếm dăm ba con cá cải thiện bữa ăn gia đình. Việc kiếm khoai sắn ăn trừ bữa diễn ra thường xuyên. Những đứa trẻ nhiều hôm nhịn đói đến trường trong manh áo cũ mèm, vá víu. Bao nhiêu năm nay chị trốn đóng những khoản phí mà địa phương thu. Chị là chẳng có gì để đóng và nếu đóng thì con cái càng thiếu thốn”. 
Một bạn đọc Trần Văn Tí Em phân tích: 
“Với thu nhập quá thấp như phần lớn người dân nông thôn hiện nay, họ không thể đầu tư được gì cho con cái. Một đứa trẻ bước vào học cao đẳng hoặc đại học thì học phí một năm mất khoảng 20 triệu đồng. Tiền ở trọ, chi phí sinh hoạt thêm khoảng 30 triệu đồng nữa. Chỉ hai khoản này thôi thì thu nhập của phần lớn người làm nghề nông chẳng thể nào kham nổi. Điều đó có nghĩa con họ thất học và tương lai chờ đợi chúng sẽ là cái cuốc và miếng ruộng. Cứ thế, tình cảnh này sẽ tiếp tục lặp lại ở đời cháu…” 
Lại chuyện cái hộ khẩu hay cái hậu khổ 
Tôi đã có dịp tuờng thuật với bạn đọc về người dân ở huyện Thọ Sơn, Thanh Hóa “tá hỏa” vì họ phải nộp 200 nghìn đồng cho mỗi lỗi sai trong sổ hộ khẩu và giấy khai sinh và chuyện các quan huyện Thọ Sơn- Thanh Hoá nên các quan huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) lại “phát minh” ra chuyện đẻ con thứ 3, nộp 2 triệu mới có giấy khai sinh. Đẻ thêm con phải đóng thêm. Như vậy có nghĩa là nếu không đóng hai triệu thì đứa con đó không được làm giấy khai sinh coi như “không được đẻ”. Chuyện này cũng chẳng khác gì chuyện “không được chết” vì “nợ” thôn 1.7 triệu đồng không cho làm đám ma. 
Ông Hải khẳng định chữ ký trong danh sách không phải của ông. 
Đến nay, học tập được cách kiếm tiền dân của các đàn anh Thọ Sơn (Thanh Hóa) và Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), các quan ở thôn Đông Lâm, xã Hương Lâm, H.Hiệp Hòa (Bắc Giang) lại đẻ ra cách móc túi dân bằng cách phải nộp hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng tiền phí, mới được trả sổ đỏ. 
Cái sổ đỏ quan trọng lắm, nếu không có cái sổ đỏ người dân không thể làm ăn buôn bán hoặc đi bất cứ đâu. Hơi một tí là quan chức từ anh thư ký thôn đến tòa án các cấp đều đòi “kiểm tra cái sổ đỏ” xem anh có đúng là người ở địa phương đó hay không. Sai một tí thôi là mọi việc đều “không hợp lệ, sổ toẹt hết”. Người dân coi cái sổ đỏ như sinh mạng của mình. 
Thế nên nhiều gia đình dân thôn Đông Lâm cho biết, sau bao năm chờ đợi, cuối năm 2015, nhận được thông báo lên trụ sở Ủy Ban Nhân dân (UBND) xã Hương Lâm nhận “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (tức là cái sổ đỏ – VQ) của mảnh đất đang ở. Vừa nhìn thấy sổ, người dân đã “té ngửa” vì khoản phí phải trả để được nhận sổ từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Một người dân cho biết: “Chính quyền xã chỉ cho chúng tôi nhìn thấy sổ đỏ chứ không cho mang về”. 
Ông Đồng Văn Tú (45 tuổi) ở thôn Đông Lâm bực tức kể lại: “Nhà tôi có hơn 300 m2 đất, phải nộp 138,8 triệu đồng UBND xã mới trả sổ. Thấy khoản tiền lớn và vô lý nên tôi không nộp”. 
Theo ông Tú, tháng 12.1996, gia đình đã nộp 7.5 triệu đồng để mua 308,5 m2đất theo chủ trương bán đất lấy tiền xây dựng hạ tầng cơ sở của UBND xã Hương Lâm. Sau khi được bàn giao đất, gia đình đã xây nhà, ở ổn định từ đó đến nay, nhưng không được cấp sổ đỏ, dù nhiều lần đã đề nghị với chính quyền địa phương. Đến khi có sổ thì không đủ tiền nộp vì phí quá lớn. 
Cuộc sống ở quê quá khó khăn, những đứa trẻ vào các thành phố kiếm sống. 
Ngoài ông Tú, tại thôn Đông Lâm còn hàng chục gia đình khác chung tình cảnh. Theo ông Đồng Viết Thắng (57 tuổi), người nộp ít nhất là gia đình ông Nguyễn Đình Nguyên, với 60.6 m2 nộp 27.3 triệu đồng; nhiều nhất là ông Ngô Quang Giảng với 620.1 m2 đất, phải nộp 270 triệu đồng. 
Theo ông Đồng Văn Tú, công thức chung để tính ra mức tiền phải nộp của mỗi gia đình kể trên là lấy tổng diện tích mảnh đất nhân với giá đất hiện thời (UBND xã áp giá 1,5 triệu đồng/m2), sau đó nhân với 30% thì ra số tiền phải nộp phí sổ đỏ. Ví dụ nhà ông Tú có 308.5 m2 x 1.5 triệu đồng = 462.75 triệu đồng x 30% = 138.8 triệu đồng. “Người dân chúng tôi không hiểu UBND xã lấy công thức tính phí cấp sổ đỏ này từ quy định nào.” 
Trong khi đó, theo phản ánh của ông Thắng, năm 1996, trước khi mua đất, gần trăm gia đình dân ở thôn Đông Lâm đã chung nhau nộp 3 triệu đồng gọi là tiền quy hoạch và tiền cấp sổ đỏ cho UBND xã Hương Lâm. Người trực tiếp thu, có ghi lại phiếu, là ông Đồng Minh Hội, Trưởng thôn khi đó. 
Ép dân theo luật đã bị hủy bỏ 
Tuy nhiên, luật sư Tạ Quốc Cường, Giám đốc Công ty luật Hợp danh sự thật, thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, ngày 26.8.2014, UBND tỉnh Bắc Giang đã ký Quyết định số 1271 bãi bỏ Quyết định số 191 ngày 27.6.2012, có hiệu lực từ ngày ký. 
Luật sư Cường khẳng định “Như vậy, UBND H.Hiệp Hòa đã ép người dân phải nộp tiền phí cấp sổ đỏ theo quy định pháp luật đã bị bãi bỏ”. 
Trước ý kiến này, bà Nguyễn Thị Hoa, Bí thư Huyện ủy Hiệp Hòa cho biết sẽ yêu cầu các cấp liên quan kiểm tra lại thông tin về việc chính quyền áp dụng văn bản pháp luật đã hết hiệu lực kể trên. 
Cứ đụng đến chính quyền làm láo là lại đợi “kiểm tra, kiểm thảo” dù bà này thừa biết cấp dưới thừa hành ra sao nhưng vẫn làm thinh hoặc có “ẩn tình” chia chác gì đây nên “há miệng mắc quai” đành đưa cái bài học thuộc lòng cũ rích “kiểm tra” che đạn. 
Cái thể lệ hành chính ở VN là như thế. Đừng mong gì họ sửa đổi, họ ôm chặt lấy nhau để cùng sống, cùng chia hưởng hạnh phúc chói lòa trên lưng thằng dân nghèo khố rách áo ôm. 
Ăn chặn tiền hỗ trợ người dân nghèo 
Một chuyện khốn nạn khác vừa xảy ra tại xã Vĩnh Thuận (huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang), mấy tên cán bộ xã “ém” tiền trợ cấp cho gia đình nghèo và kê khống diện tích lúa bị hạn mặn để rút tiền hỗ trợ được UBND tỉnh Kiên Giang cấp.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Kiên Giang, trong đợt hạn mặn vừa qua, toàn tỉnh có hơn 56,000 ha lúa bị thiệt hại. Người dân ở tỉnh này chịu thiệt hại nặng nề vì lúa bị ngập úng do mưa dầm. UBND tỉnh đã cấp hơn 108 tỉ đồng để giúp người dân trong lúc khó khăn. Thế nhưng bọn sâu dân mọt nước lợi dụng mọi cơ hội để “ăn cướp” tiền của dân. 
Nhận tiền phải đóng phí 
Bà Đặng Thị Hà ở ấp Kênh 3, xã Vĩnh Thuận (huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang), cho biết 4 ha lúa của gia đình bà đã bị thiệt hại 100%. Thế nhưng, chính quyền địa phương chỉ hỗ trợ cho bà 1 ha với số tiền 2 triệu đồng thay vì 8 triệu đồng theo quy định. Bà nói: “Tôi đến gặp cán bộ ấp để khai báo 4 ha lúa bị chết khô nhưng không được ai xuống kiểm tra, xác minh. Tôi thật sự ngỡ ngàng khi được nhận tiền hỗ trợ chỉ với 2 triệu đồng cho 1 ha. Nhận tiền xong, lập tức cán bộ xã bắt tôi phải đóng các khoản phí tổng cộng 220.000 đồng nhưng không giao biên lai thu tiền, không giải thích là thu tiền gì.” 
Không những vậy, một cán bộ ở xã Vĩnh Thuận (xin giấu tên) cho biết một số cán bộ xã thông đồng, móc nối với người dân nâng khống diện tích lúa bị thiệt hại để nhận tiền hỗ trợ chia nhau tiêu xài. Thậm chí có người không gieo sạ nhưng vẫn được đưa vào danh sách hỗ trợ và nhận tiền. (Tức là không gieo cấy gì hết vẫn được đền bù). 
Ông Lâm Hiền Lương, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận khi trả lời báo chí đã trâng tráo bào chữa: “Có trường hợp cán bộ lập danh sách “lộn” nên mới xảy ra tình trạng hộ dân bị thiệt hại nhưng không đưa vào danh sách nhận tiền hỗ trợ”. “Lộn” gì mà “lộn” lạ đời thế, sao không “lộn” cho dân hưởng nhiều hơn quan, chỉ “lộn” cho quan ăn hết cả cái áo đụp của dân. 
Quan xã giữ giùm quà Tết của dân 
Cũng theo phản ánh của người dân ở xã Vĩnh Thuận, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, có gần 86 gia đình nghèo tại địa phương được hỗ trợ quà và tiền ăn Tết nhưng cán bộ xã lập hồ sơ, chứng từ khống để “giữ giùm” cho đến nay. 
Theo đó, mỗi hộ nghèo nhận 1 phần quà trị giá 150,000 đồng và 350,000 đồng tiền mặt. Ông Huỳnh Văn Tấn, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã, là người đứng ra nhận 31 triệu đồng từ Phòng Lao Động - Thương Binh và Xã Hội huyện Vĩnh Thuận để chi cho dân và làm các thủ tục quyết toán. Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân đều không nhận được tiền, quà theo như danh sách ký nhận và các chữ ký này cũng là giả mạo. 
Ông Nguyễn Văn Thới, ngụ ấp Kênh 14, xã Vĩnh Thuận, bức xúc: “Tết vừa rồi tôi chỉ nhận được 200.000 đồng tại văn phòng ấp chứ không có khoản tiền nào khác. Tôi cũng không biết ai đã mạo chữ ký của tôi trong bảng nhận quà và tiền hỗ trợ từ UBND huyện”. 
Như thế không thể không dùng từ ngữ nào khác ngoài mấy chữ “bè lũ khốn nạn” để chỉ bọn quan lại địa phương này được.


Văn Quang (23-6-2016)









vendredi 22 juillet 2016

Cần phải đổi mới phần mềm



Gn mt tiếng đng hồ, ch tch nhà nước hm hc đi qua đi li trong văn phòng Ph Bc B:

— Đi mi? Va mới đến đây đã đòi đi mi! Mi cái quái gì? Mà phần mềm là cái c chi? Cng thế này, có tam giác st cũng phi lng. Mai lôi m tng trưởng Văn Hóa Giáo Dc ra dn cho mt trn. Ch vi nghĩa!





Ghi chú: 
tiếng Vit: Cn phi đi mi phn mm.
tiếng Pháp: Il faut changer de logiciel
tiếng Anh: Need to change the software

















samedi 25 juin 2016

Hồ đồ!


Lúc đó Giang Trạch Dân “lập tức đứng lên”, chỉ vào mũi Chu Dung Cơ mà thét: “Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ! Mất đảng mất nước! Tôi rất là xót xa.”  



Hồ đồ! Hồ đồ!

Đọc đến hai chữ "hồ đồ", liên tiếp ba lần trong câu nói như hét của Giang Trạch Dân, tôi không khỏi sửng sốt.

Gần đây, trên mạng Internet, người Việt truyền nhau xem nhiều bản tin về Trung Quốc, đặc biệt là những bài có liên quan tới tình hình chính trị kinh tế quân sự  khu vực biển Đông Nam Á châu. Câu viết ở trên nằm trong bài báo đăng ngày 21/04/2016 trên trang web https://vietdaikynguyen.com với tựa đề: "Đằng sau sự câu kết của Giang Trạch Dân và La Cán trong hội nghị Bộ chính trị ngày 26 tháng 4 năm 1999"

Đại khái, bài viết này thuộc loạt bài "tố khổ" tập đoàn lãnh đạo Nhà nước Trung Quốc thời kì Giang Trạch Dân còn làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (1989-2002).

Tự hỏi tại sao mình lại sửng sốt như vậy? Hình như tôi có cảm giác đang đọc tiếng Tàu viết về thời sự Việt Nam năm 2016.

Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ!

Nghe như lời một viên thái thú quận Giao Chỉ nghìn năm về truớc.

Lục mấy bộ từ điển ra xem lại.

Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển (1931):
hồ đồ 糊塗 Không rõ sự lý.

Khai Trí Tiến Đức (1931):
hồ đồ 糊塗 Không rõ ràng, không minh bạch: Làm việc lớn không nên hồ đồ.

Đại từ điển tiếng Việt (Nxb Văn Hóa Thông Tin, 1999):
hồ đồ (tính từ). Thiếu cân nhắc đúng đắn trong ăn nói, nhận thức: ăn nói hồ đồ; phát biểu hồ đồ; một quyết định hồ đồ.

Trừ ra một thời kì ngắn vào những năm 1970-1975, với vài từ ngữ "quá độ" theo thể điệu: máy bay lên thẳng, lính thủy đánh bộ, xưởng đẻ, đồng hồ có người lái, v.v. từ năm 1945 ở miền Bắc Việt Nam, từ 1975, trên toàn cõi đất nước, tiếng Việt càng ngày càng rập khuôn theo tiếng Hoa, đặc biệt là tiếng Trung Quốc Cộng Sản.

Muốn hiểu rõ nhiều từ ngữ tiếng Việt bây giờ, lắm khi phải tìm xem ở từ điển chữ Tàu.

Chẳng hạn, cách đây vài tuần, có người bạn học cũ gởi cho xem một bản tin mở đầu như sau:
"Với mong muốn ba mẹ mình được thấy Huế mỗi ngày, anh Nguyễn Thanh Tùng đã tái hiện lại toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế cổ kính một cách sinh động giữa lòng Sài Gòn náo nhiệt." (http://news.zing.vn/tai-hien-co-do-hue-giua-long-sai-gon-de-bao-hieu-cha-me-post117174.html)

Nhiều người trong nhóm bạn bè cùng lấy làm "bức xúc" vì hai chữ "tái hiện" ở trên. Nếu hiểu hai chữ này theo cách quen thuộc từ xưa, có nghĩa là "xuất hiện trở lại", thì câu viết mở đầu bản tin có phần vô lí, nếu không nói là ngớ ngẩn.

Vốn hay ngờ "tiếng Việt 1975", tôi lên trang web "Quốc ngữ từ điển" của Bộ Giáo Dục Đài Loan để kiểm chứng, thấy họ giải thích đúng như đã hiểu ở trên. Nhưng khi xem thêm mục từ "tái hiện" trong bộ "Hán ngữ đại từ điển" (Trung Quốc Cộng Sản) thì liền chưng hửng. Vì ngoài định nghĩa thứ nhất như trên, còn có định nghĩa thứ hai: (Văn học dụng ngữ) Vị tương kinh nghiệm quá đích sự vật dụng nghệ thuật thủ đoạn như thật địa biểu hiện xuất lai. Và còn dẫn chứng một câu viết của tác giả Tôn Lê (trong "Canh đường độc thư kí 耕堂讀書記"): "Tái hiện lịch sử anh hùng nhân vật, bất thị khinh nhi dị cử đích 再現歷史英雄人物, 不是輕而易舉的"

Ôi thôi, hai chữ "tái hiện" trong câu đầu bản tin về cố đô Huế, là bưng nguyên mâm từ định nghĩa này đây.

Tôi lại cặm cụi lật cuốn  Đại từ điển tiếng Việt (Nxb Văn Hóa Thông Tin, 1999). Định nghĩa này nằm sờ sờ ra đó từ mấy chục năm nay:

tái hiện (động từ):
1.    Hiện lại trong đầu, trong trí nhớ: Những kỉ niệm trong thời thơ ấu tái hiện trong đầu.
2.    Thể hiện lại chân thực bằng hình tượng nghệ thuật.

Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ!

Nghe như lời một viên thái thú quận Giao Chỉ nghìn năm về truớc.

Nhớ lại bài hát của Việt Khang mấy năm trước:

Xin hỏi anh là ai?
sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai
Xin hỏi anh là ai?
sao đánh tôi, chẳng một chút nương tay
Xin hỏi anh là ai?
không cho tôi xuống đường để tỏ bày
tinh yêu quê hương này
dân tộc này đã quá nhiều đắng cay.
Xin hỏi anh ở đâu?
ngăn bước tôi, chống giặc Tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
sao mắng tôi, bằng giọng nói dân tôi
dân tộc anh ở đâu?
sao đang tâm, làm tay sai cho Tàu
để ngàn sau ghi dấu
bàn tay nào, nhuộm đầy máu đồng bào.


Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ!

Hình như tôi có cảm giác đang đọc tin tức thời sự Việt Nam năm 2016.

Cuộc đàn áp lớn rộng trên toàn quốc chống những người biểu tình chẳng có gì mới mẻ tại Việt Nam. Nó là hiện tượng xảy ra trong bối cảnh của chủ trương đàn áp thẳng tay sau Đại hội Đảng lần thứ 12 đầu năm nay, khi đa số lãnh đạo lên nắm quyền thuộc giới công an và quân đội. (Vietnam Committee on Human Rights, Thông cáo báo chí làm tại Genève ngày 22.06.2016)










mercredi 20 avril 2016

hoành thánh vằn thắn


Hồn đồn : hoành thánh, vằn thắn (giọng Quảng Đông). Tức là món ăn truyền thống Triều Châu dùng thịt bò, heo, tôm... trộn với củ cải, rau hẹ... làm nhân, bọc trong lớp bột mì tráng mỏng theo hình tam giác, rồi đem hấp hoặc chiên. 

Còn gọi là biển thực , biển thực , cốt đột , sao thủ , vân thôn


photo Internet

Trong các từ này, hai chữ vân thôn lạ nhất, vì không liên quan gì tới chuyện ăn uống.

Theo một giai thoại, nhà thơ đất Quảng Đông Hà Đạm Như (1820-1913) làm đối liên:  

Hữu tửu hà phương yêu nguyệt ẩm
Vô tiền nả đắc thực hồn đồn

vế thứ hai ý nói "không tiền thì làm sao được ăn hồn đồn (hoành thánh)". 

Nhưng "hồn đồn" là danh từ, không đối được với hai chữ "nguyệt ẩm" (danh từ + động từ). 

Hà Đạm Như bèn sửa thành "vân thôn" (cùng âm "hồn đồn" đọc theo giọng Quảng Đông) nghĩa là "mây nuốt": hai vế bây giờ đối nhau chan chát. 


Hữu tửu hà phương yêu nguyệt ẩm
Vô tiền nả đắc thực vân thôn

Tạm dịch: 

Có rượu hề chi mời nguyệt uống
Không tiền sao được nuốt mây trôi









mercredi 10 février 2016

Nhân đọc một bản tin trên Internet: suy nghĩ về thực trạng của tiếng Việt và nước Việt hôm nay



Vào mấy ngày cuối năm âm lịch vừa qua, có người ở Sydney gởi cho xem một bản tin đáng chú ý,  ít nhất là về hai phương diện: 1) đề tài mới lạ liên quan mật thiết với đời sống con người trên trái đất ngày nay; 2) về thực trạng tiếng Việt qua báo chí, với những ảnh hưởng sâu xa đến người dân ở trong và ngoài nước.

Xin chép lại dưới đây trọn bản tin, rồi lần lượt phân tích một số câu hoặc chữ (đánh dấu *) trong bài. 

I) Bản tin



Australia là quốc gia có chất lượng (*1) cuộc sống tốt nhất thế giới ! 
Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế (OECD) (*2) vừa đưa ra báo cáo xếp hạng chất lượng (*1) sống (Better Life Index) (*3) của 34 quốc gia thành viên, chấm điểm theo 11 tiêu chí (*4). Những tiêu chí (*4) này bao gồm
1- mức thu nhập (tính theo USD), (*5)
2- nhà ở, (*6)
3- công việc, (*7)
4- cộng đồng, (*8)
5- quyền công dân, (*9)
6- giáo dục, (*10)
7- môi trường, (*11)
8- y tế, (*12)
9- mức độ hài lòng với cuộc sống, (*13)
10- mức an toàn và (*14)
11- độ cân bằng cuộc sống với công việc. (*15)

Theo đó, 10 nước có điểm số cao nhất chính là 10 quốc gia có chất lượng (*1) sống tốt nhất thế giới.

1. Úc – đất nước có chất lượng cuộc sống tốt nhất thế giới.
Với mức thu nhập (*5) bình quân/hộ gia đình (*16) là 28.884 USD, Úc liên tiếp hai năm liền giữ vị trí đầu bảng trong xếp hạng về quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Và sẽ không khó để nhận ra vì sao Úc xứng đáng với danh hiệu này khi nhìn vào số điểm cao chót vót trong xếp hạng OECD về y tế, cộng đồng và nhà ở tại Úc. Tuổi thọ trung bình của người dân Úc là 82 tuổi. Có đến 93% người Úc tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử gần đây.
2. Thụy Điển
Thu nhập bình quân/hộ gia đình là 26.242 USD, Thụy Điển. Có học vấn và được giáo dục tốt là điều vô cùng quan trọng đối với người Thụy Điển khi 87% người trưởng thành trong độ tuổi 25-64 có bằng cấp tương đương với bằng trung học. Thụy Điển cũng đạt thứ hạng cao trong tiêu chí (*4) môi trường (*11) và 95% người dân hài lòng với chất lượng (*1) nguồn nước.
3. Canada
Với mức thu nhập bình quân/hộ gia đình là 28.194 USD, người dân Canada chỉ làm việc 1.702 giờ/năm.
4. Na-Uy
Thu nhập bình quân/hộ gia đình của quốc gia này là 31.459 USD. 93% người dân ở Na Uy cho hay họ biết chắc mình cần tin tưởng ai khi cần. Người Na Uy cân bằng đời sống riêng và công việc tốt (*17) khi chỉ 3% người lao động ở nước này cho biết họ phải làm việc nhiều giờ.
5. Thụy Sĩ
Thu nhập bình quân/hộ gia đình là 30.060 USD. Ở Thụy Sĩ, 86% người trưởng thành có bằng cấp tương đương với bằng tốt nghiệp trung học và chất lượng sinh viên ở đây khá cao khi đạt điểm 517 trong đánh giá chất lượng (*1) sinh viên quốc tế OECD – cao hơn mức trung bình là 497 điểm. Tuổi thọ trung bình của người Thụy Sĩ là 83.
6. Mỹ
Thu nhập bình quân/hộ gia đình là 38.001 USD. Trong xếp hạng của OECD, người Mỹ có thu nhập khả dụng trên hộ gia đình cao nhất thế giới, cao hơn cả mức trung bình đề ra của OECD là 23.000 USD. Đây là một trong những quốc gia có điều kiện nhà ở tốt nhất thế giới, có đầy đủ thiết bị cơ bản, đảm bảo có đủ không gian riêng tư và an toàn.
7. Đan Mạch
Với thu nhập bình quân/hộ gia đình là 24.682 USD, đây là một trong những quốc gia có mức hài lòng về cuộc sống cao nhất trong xếp hạng của OECD. Có đến 89% dân số Đan Mạch cho hay họ có nhiều trải nghiệm tích cực hơn tiêu cực. Người Đan Mạch cũng cân bằng đời sống riêng và công việc khá tốt, bởi chỉ có 2% người Đan Mạch cho biết họ phải làm việc trong nhiều giờ (trong khi mức trung bình đề ra của OECD là 9%).
8. Hà Lan
Thu nhập bình quân/hộ gia đình là 25.493 USD, Người dân Hà Lan chỉ làm việc 1.379 giờ/năm, ít hơn hẳn mức trung bình của OECD là 1.776 giờ. Điểm số về giáo dục của sinh viên Hà Lan cũng cao hơn hẳn mức trung bình của OECD – đạt 519 điểm, trong khi điểm trung bình của OECD là 497.
9. Ireland
Thu nhập bình quân/hộ gia đình là 23.047 USD, 98% người Ireland tin tưởng rằng họ tìm được người tin cẩn khi cần giúp đỡ. 97% dân số nước này khá hài lòng với chất lượng nguồn nước. Không khí ở Ireland có ít các phân tử gây ô nhiễm không khí so với mức tiêu chuẩn đề ra của OECD.
10. Vương quốc Anh
Thu nhập bình quân/hộ gia đình là 23.047 USD, 85% người Anh cho hay họ trải nghiệm nhiều thứ vui vẻ tích cực hơn là tiêu cực. Tuổi thọ trung bình của người Anh là 81. Và 97% người Anh cho biết họ hài lòng về chất lượng (*1) nguồn nước ở quốc gia này.



* Source: http://www.baouc.com/2016/02/uc-quoc-gia-co-chat-luong-cuoc-song-tot.html?m=1#.VrCHY_A8aK1



II) Ghi chú



(*1) cht lượng: bắt chước y như cách nói của người Trung  Quốc ngày nay để nói về "phẩm chất". Hai chữ "phẩm chất" (thường dùng ở miền Nam xưa) nay gần như đã biến mất. Dùng chữ "lượng" ở đây không hay gì cho lắm, vì không phân biệt rõ ràng giữa "phẩm" và "lượng" (tiếng Anh: quality/quantity, tiếng Pháp: qualité/quantité). Xem thêm: http://tieng-viet-dtk.blogspot.fr/2012/05/chat-luong.html
(*2) T chc Hp tác Phát trin Kinh tế: Dịch từ tiếng Anh "The Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD)". Người Tàu dịch là: Kinh tế Hợp tác dữ Phát triển Tổ chức 經濟合作與發展組織. May thay, cách dịch này trong bản tin tiếng Việt, tuy dùng toàn những từ chữ Hán, nhưng viết theo ngữ pháp tiếng Việt. Không như cách "dịch" 100% Tàu như: Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội (Việt Minh) hoặc Xã Hội Chủ Nghĩa.
(*3) xếp hng cht lượng sng: tiếng Anh là: Better Life Index; tiếng Pháp là: indicateur du vivre mieux; tiếng Trung là: mĩ ho sanh hot ch s 美好生活指數. Cách dch sang tiếng Vit đã b mt ý nim "index/indicateur/ch s". Có th dch li như sau cho d hiu: "số đo mức sống hơn".
(*4) tiêu chí: hai chữ "tiêu chí" 標誌 chỉ thấy dùng nhiều sau 1975. Xem các từ điển quen thuộc cũ — như Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, Tự điển tiếng Việt của Hội Khai Trí Tiến Đức..., không thấy từ này. Tham khảo "Hán ngữ đại từ điển", "tiêu chí" có hai nghĩa: 1) Du hiu riêng bit, đc trưng; 2) Chng t, cho thy. Hai nghĩa này đều không thích hợp với từ tiếng Pháp "critères". Bản tin chữ Hán dùng từ "tiêu chuẩn" 標準 đúng nghĩa hơn. Như vậy, bản tin tiếng Việt đã lẫn lộn "tiêu chí" với "tiêu chuẩn". Xem thêm: Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn (http://www.vietnamtudien.org/hanviet/) "tiêu chí" 標誌.
(*5) mức thu nhp: tiếng Trung "thu nhập" 收入; tiếng Anh "income"; tiếng Pháp "revenus".
(*6) nhà : tiếng Trung "trú phòng điều kiện" 住房條件; tiếng Anh "housing conditions"; tiếng Pháp "logement".
(*7) công vic: tiếng Trung "công tác" 工作 / "tựu nghiệp" 就業; tiếng Anh "jobs"; tiếng Pháp "emploi". § Chú ý: bản tin này dùng hai chữ "công việc" thay vì "công tác" như người ta thường gặp trên báo chí ở Việt Nam.
(*8) cng đng: tiếng Trung "xã khu hoàn cảnh" 社區環境; tiếng Anh "community"; tiếng Pháp "vie en communauté".
(*9) quyn công dân: tiếng Trung "chánh ph tr lí" 政府治理; tiếng Anh "Governance: involvement in democracy"; tiếng Pháp "gouvernance".
(*10) giáo dc: tiếng Trung "giáo dục" 教育; tiếng Anh "Education"; tiếng Pháp "éducation".
(*11) môi trường: tiếng Trung "sinh thái hoàn cảnh" 生態環境 / "t nhiên hoàn cnh" 自然環境; tiếng Anh "Environment"; tiếng Pháp "environnement".
(*12) y tế: tiếng Trung "kiện khang" 健康; tiếng Anh "Health"; tiếng Pháp "santé". § Tiêu chuẩn này có thể dịch sang tiếng Việt là "sức khỏe" thì đúng và rõ ràng hơn.
(*13) mc đ hài lòng vi cuc sng: tiếng Trung "mãn ý độ" 滿意度; tiếng Anh "Life Satisfaction / level of happiness"; tiếng Pháp "sentiment de satisfaction personnelle".
(*14) mc an toàn: tiếng Trung "an toàn cảm thụ" 安全感受; tiếng Anh "Safety"; tiếng Pháp "sécurité".
(*15) đ cân bng cuc sng vi công vic: tiếng Trung "công tác sanh hoạt bình hành độ" 工作生活平衡度; tiếng Anh "Work-life balance"; tiếng Pháp "équilibre entre vie professionnelle et vie de famille".




Li bàn "tiếng Vit" 

Bản tin ngắn này có thể coi là tiêu biểu cho lối viết lách trên báo chí ở Việt Nam từ mấy chục năm nay (kể từ 1975 ở miền Nam cũ): vừa mang khuynh hướng đồng hóa tiếng Việt với tiếng Hoa, lại vừa lù mù tăm tối. Ngoài ra, người ta nhận thấy những từ ngữ "mới" này đã lan tràn ra những cộng đồng người Việt ở ngoài nước.
Xem kĩ Bảng xếp hạng 36 quốc gia theo "s đo mc sng hơn" (tiếng Anh: Better Life Index) người ta nhận thấy tiêu chuẩn "quyn công dân" hay rõ ràng hơn theo tiếng Anh "Governance: involvement in democracy" là tiêu biểu nhất.
Những quốc gia đứng đầu đều là những nước có truyền thống dân chủ lâu đời: Úc Đại Lợi, Thụy Điển, Canada, Thụy Sĩ, Na Uy, Hoa Kì, Đan Mạch, Hà Lan, Ireland và Vương Quốc Anh.
Trông người mà nghĩ đến ta: nếu được xếp hạng không biết Việt Nam đứng hàng mấy trăm?
Ôi, ngày nào Nhà nước còn khăng khăng nhắm định hướng "Xã Hội Chủ Nghĩa" thì "con đường trước mặt" của dân Việt vẫn còn đen tối lắm.