Rechercher dans ce blog

mardi 21 avril 2015

nhập viện và xuất viện


Lại vừa đọc thấy đâu đó hai từ ngữ "xuất viện" và "nhập viện". Vẫn dùng xoen xoét hằng ngày trong tiếng Việt, có lẽ từ 1975 trở đi nếu không lầm. Chợt nhớ đến một bài viết cách đây khá lâu trên Internet về loại chữ này:

(...)
Nói xa nói gần, để kết thúc sự rối rắm này, tôi cũng xin loan báo với bạn bè, là tôi vừa “xuất viện”, vì ở đầu bài tôi bị “nhập viện”, may mắn không phải nhập nhà vĩnh biệt hay lò thiêu, thì đến lúc được “xuất viện”. Đây chắc chắn không phải ám chỉ tôi vừa tốt nghiệp Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, hay tốt nghiệp Viện Mác–Lê mà đơn giản là tôi vừa ra khỏi nhà thương. Vậy mà đi đâu bạn bè cũng chúc mừng tôi vừa “xuất viện”. Trong muôn nghìn thứ “viện” trên đời này sao chữ nghĩa Cộng Sản cứ bắt “viện” phải là cái “nhà thương”...


Huy Phương
nguồn: http://www.vietthuc.org/roi-boi-chu-nghia/

Người Việt Nam đa số, nhất là ở hải ngoại, đều chế nhạo cái cách nói và viết "ngu dốt" của các cán bộ lĩnh đạo, nhà báo, nhà giáo, nhân viên nhà nước... 


Nhưng xét kĩ một chút, nguyên do có phần trầm trọng hơn nhiều.

Rõ ràng tiếng Việt đang tiếp tục càng ngày càng đồng hóa với tiếng Tàu.

Xem thử hai định nghĩa này trên từ điển của họ thì biết: http://dict.revised.moe.edu.tw/
 
nhập viện 入院
因病至醫院住院就診。如:「他這次因割盲腸而入院三天。」
Nhân bệnh chí y viện trụ viện tựu chẩn. Như: "Tha giá thứ nhân cát manh tràng nhi nhập viện tam thiên".
 
xuất viện 出院
離開醫院。如:「他剛出院不久,還需調養一段時間,才能完全康復。」 

Li khai y viện. Như: "Tha cương xuất viện bất cửu hoàn nhu điều dưỡng nhất đoạn thì gian tài năng hoàn toàn khang phục".

Phạm Quỳnh: ... tiếng ta còn, nước ta còn...




2015-05-30 Bổ túc


Từ trang "điều tiết giao thông" nld.com.vn/dieu-tiet-giao-thong.html
tình cờ gặp trang này họ viết: "vào bệnh viện" thay vì "nhập viện":

Ngày 27-5, nghệ sĩ Quốc Nhĩ, chồng NSƯT Thanh Nguyệt (ảnh), cho biết vợ ông đã được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu do huyết áp tăng cao cùng bệnh tim mạch khiến bà khó thở.

Nhiều tháng qua, NSƯT Thanh Nguyệt đã ngưng mọi công việc đóng phim, diễn kịch vì sức khỏe không ổn định. “Bác sĩ chuyên khoa đang theo dõi sức khỏe của Thanh Nguyệt. Vào bệnh viện lại phát hiện thêm căn bệnh đục thủy tinh thể nên đôi mắt cô ấy ngày càng mờ đi, không đọc chữ được” - nghệ sĩ Quốc Nhĩ cho biết.
NSƯT Thanh Nguyệt vào bệnh viện cấp cứu
Thanh Nguyệt là nữ nghệ sĩ thuộc thế hệ vàng của sân khấu cải lương. Bà đoạt huy chương vàng Giải Thanh Tâm năm 1965 khi còn là đào chánh của sân khấu đại ban Kim Chưởng với vai Gia Cát Anh trong vở “Thiên hạ đệ nhất kiếm”.
http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nsut-thanh-nguyet-vao-benh-vien-cap-cuu-20150528214811013.htm

mercredi 15 avril 2015

vô sinh


Mấy hôm nay, người ta bàn luận về "Bài thuốc huyền thoại Minh Mạng thang". Có người nói: "Tự Đức thuở nhỏ bị đậu mùa nên dẫn đến vô sinh."

image: Internet

Từ 1975 đến nay, ở Việt Nam có khuynh hướng dùng rất nhiều từ ngữ chữ Hán, hoặc nói y như người Tàu, hoặc tạo ra nhiều tiếng tưởng như của người Tàu, nhưng theo một nghĩa khác hẳn. 

Cái đáng chú ý là những chữ Hán này phần lớn không cần thiết. Vì tiếng Việt đã sẵn có cách diễn tả rõ ràng và dễ hiểu. 

Đó là trường hợp hai chữ "vô sinh" ở trên.

Trong tiếng Hán "vô sinh" có hai nghĩa chính sau đây:
(1) Không ra đời, không sống trên đời. Thi Kinh: Tri ngã như thử, Bất như vô sinh 知我如此, 不如無生 (Tiểu nhã 小雅, Điều chi hoa 苕之華) Biết ta cũng như thế (giống như hoa lá cây điều chóng tàn lụn)
, Thì chẳng thà đừng sinh ra vậy.
(2) Bất sinh bất diệt, thoát ra ngoài vòng sống chết luân hồi (thuật ngữ Phật giáo).

Theo một trang wikipedia, "vô sinh" dịch sang tiếng Pháp là "stérile".

Theo Larousse Dictionnaire de la langue française avec explications bilingues
stérile adj.
(2) Qui est inapte à la génération: bất sinh dục 不生育, bất dựng 不孕. Ex: Femme stérile (syn. infécond). 

Dò theo Tự Điển Pháp Việt của Đào Duy Anh:
stérile adj.
(2) Không con cái — Homme, femme stérile: Người hiếm con, hiếm hoi.

Như vậy, tại sao ta không dùng cách nói sẵn có trong tiếng Việt, trong sáng và dễ hiểu: "Vua Tự Đức thuở nhỏ bị đậu mùa nên không thể có con."